Thị trường thức ăn chăn nuôi: Cuộc chiến không cân sức

  Thực tế, sức hút của thị trường 10 tỷ USD từng nhận được quan tâm của nhiều ông lớn trong nước. Tuy nhiên, dường như các ông lớn trong nước vẫn chưa đủ mặn mà, hoặc chưa chú trọng đầu tư đúng mực, hoặc vẫn xem đây chỉ là nghề "tay trái".

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tỉ lệ 32%) và 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 68%). 

Tuy vậy, có đến 60% thị phần sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài, 40% còn lại được chia cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. 

Thị trường thức ăn chăn nuôi: Sự gia nhập của Masan, Hoà Phát, Vingroups liệu có suy chuyển đế chế gần 30 năm của C.P? - Ảnh 1.

Đáng lo ngại hơn, thị phần của các doanh nghiệp nội địa đang có nguy cơ ngày một tụt giảm (ước tính giảm 2-3%/năm) trước sự mở rộng về cả qui mô, sản lượng cũng như số lượng doanh nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi các doanh nghiệp trong nước đang loay hoay thoát khỏi khủng hoảng nguyên liệu thì một số doanh nghiệp nước ngoài vẫn tiếp tục xây dựng thêm nhà máy để tăng sản lượng. 

"Ngoài các tập đoàn lớn từ Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc… đã đầu tư vào Việt Nam từ trước thì gần đây một số tập đoàn từ Singapore, Hà Lan, Đức cũng có mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Dự báo trong thời gian tới, cạnh tranh để giành thị phần TACN sẽ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều", GS.TS Nguyễn Duy Hoan chia sẻ với Tạp chí chăn nuôi Việt Nam.

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, đứng thứ ba ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Cùng với cầu tiêu thụ ở mức cao, sự phát triển của ngành chăn nuôi heo thịt là một trong những động lực chính của ngành sản xuất TACN trong nước.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh nuôi tôm, cá tra, cá basa xuất khẩu ở Việt Nam cũng tác động mạnh mẽ đến cầu tiêu thụ TACN nội địa, bồi đắp mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp sản xuất TACN trong và ngoài nước đều thèm muốn.

Thị trường thức ăn chăn nuôi: Sự gia nhập của Masan, Hoà Phát, Vingroups liệu có suy chuyển đế chế gần 30 năm của C.P? - Ảnh 2.

Một trong những gã khổng lồ ngoại đầu tiên dòm ngó đến thị trường TACN ở Việt Nam là tập đoàn C.P đến từ Thái Lan. 

Khi mới bước vào thị trường Việt Nam, C.P chỉ tập trung vào sản xuất TACN, sau đó, công ty này phát triển thêm mảng gà đẻ trứng, cung cấp heo, gà thịt, xúc xích, heo giống, xuất khẩu tôm và cá tra. Đây cũng chính là doanh nghiệp tiên phong trong mô hình "3F", từ thức ăn chăn nuôi (Feed) đến trang trại (Farm) và thực phẩm (Food).

Xây dựng nhà máy đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1993, đến nay, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã có 9 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc. Năm 2019, công ty đạt doanh thu 64.673 tỷ đồng, 6.333 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Nối gót C.P là tập đoàn Cargill, tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực nông nghiệp với hơn 155.000 nhân viên làm việc trên 70 quốc gia khắp thế giới. Chính thức xâm nhập vào Việt Nam từ năm 1995, đến nay Công ty TNHH Cargill Việt Nam đã có 11 nhà máy sản xuất TACN trên cả nước.

Trong 4 năm từ 2016-2019, dù kết quả kinh doanh cả Cargill Việt Nam có dấu hiệu đi xuống, nhưng với 12.397 tỷ đồng doanh thu và 643 tỷ đồng lợi nhuận mà công ty thu về năm 2019, đây vẫn là một trong nhưng ông lớn đầu ngành sản xuất TACN tại Việt Nam.

Có gì ở thị trường thức ăn chăn nuôi, nơi mà cả Masan, Hoà Phát, Vingroup... đều quyết đấu nước ngoài? - Ảnh 1.

Trực thuộc tập đoàn hàng trăm năm tuổi của Hà Lan, Công ty TNHH De Heus Việt Nam cũng là kiếm bội tiền từ thị trường TACN tại Việt Nam. Trong 4 năm từ 2016 - 2019, doanh thu công ty tăng trưởng 34%, lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 715 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác đến từ Indonesia cũng đầu tư lớn vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi là Tập đoàn Japfa. Trong năm 2019, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam đạt doanh thu 10.363 tỷ đồng, 583 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/thi-truong-thuc-an-chan-nuoi-cuoc-chien-khong-can-suc-20201207213353685.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ông chủ hãng nước khoáng đóng chai trở thành người giàu nhất Trung Quốc, Jack Ma đang ở đâu?

200 người đặt trước tai nghe BKAV sau một giờ mở bán dù chưa biết sản phẩm ra sao, CEO Nguyễn Tử Quảng gọi đây là 'đặt niềm tin'

Giờ làm việc ngân hàng Bản Việt năm 2021 cập nhật mới nhất